Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Quy trình lát sàn gỗ và một số lưu ý cần biết khi sử dụng sàn gỗ là điều vô cùng cần thiết, nhất là đối với những người đang có ý định thi công lắp sàn.

Độ bền của sàn gỗ không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và cách sử dụng. Mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thi công, lát sàn. Thực ra công việc này đã có các nhà thầu, đơn vị cung cấp sàn gỗ đảm nhiệm. Tuy nhiên, nắm được cách lát sàn gỗ chuẩn sẽ giúp bạn có thể kiểm soát chặt chẽ hơn. Bảo đảm tính thẩm mỹ cho công trình cũng như sự vững chắc, ổn định của sàn gỗ.

Những lưu ý trước khi lát sàn gỗ

Sàn gỗ thường có một số quy chuẩn riêng tùy từng loại, nên đọc kỹ hướng dẫn để đảm quá trình lát sàn gỗ được thuận lợi hơn.

Hạn chế dùng búa trực tiếp vào sàn gỗ, thay vì đó dùng một miếng gỗ đệm giữa tấm gỗ sàn và búa. Và phải luôn bảo đảm rằng miếng đệm không làm hỏng phần mép của tấm gỗ sàn.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Để các tấm gỗ thích ứng với môi trường của công trình, người ta thường chuyển tới nơi thi công trong khoảng 2 ngày (48h) rồi mới tiến hành lắp đặt.

Sàn gỗ nên được lát song song với chiều ánh sáng đi vào từ cửa sổ hay cửa ra vào để tăng hiệu ứng của màu sắc và vân gỗ. Khe hở giãn nở cách chân tường hay vật chắn từ 7mm – 10 mm.

Mép sàn công nghiệp có cạnh hèm âm và cạnh hèm dương. Bạn nên lát từ góc bên trái của phòng (Khi tháo lắp hoặc bảo hành sẽ rễ ràng hơn).

Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trong quá trình lát sàn như búa cao su, cưa, thước đo, băng dính, vít…

Với các khu vực có diện tích chật hẹp như ban công, hành lang nên lát sàn gỗ theo chiều dọc, song song với tường. Điều này sẽ tạo cảm giác dài, không gian thông thoáng hơn.

Quy trình lát sàn gỗ

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể quy trình lát sàn gỗ tự nhiên, công nghiệp, sàn gỗ xương cá và sàn gỗ ngoài trời. Việc lắp đặt gồm có 4 công đoạn chính. Làm phẳng và vệ sinh bề mặt, lát sàn, lắp đặt các phụ kiện phào, nẹp . Cuối cùng là vệ sinh, kiểm tra lại toàn bộ công trình. Các loại sàn gỗ đều giống nhau, chỉ khác ở công đoạn 2, tức là lát sàn.

Làm phẳng và vệ sinh bề mặt

Kiểm tra bề mặt lát sàn: Nhất thiết mặt sàn phải phẳng. Rất nhiều trường hợp lát xong sàn bị kêu cọt kẹt chính vì sàn không phẳng dẫn đến các tấm gỗ bị cong, xô lệch. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh quét dọn mặt sàn, điều này sẽ giúp quá trình thi công sau này thuận tiện hơn.

Tiến hành trải lớp lót sàn: Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng. Trải bề mặt đã được tráng nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Lát sàn

Cách lát sàn gỗ tự nhiên

Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên có 3 trường hợp: Lát trực tiếp trên nền bê tông, lát trên khung gỗ và lát trên một lớp ván gỗ.

Lát trực tiếp trên nền bê tông khá đơn giản, trước hết cũng cần vệ sinh quét dọn bề mặt. Trải lớp lót sàn và bắt đầu lắp đặt bằng cách tra keo vào hèm âm, lượng vừa đủ tránh keo tràn ra trên bề mặt sàn. Lát cách tường 1cm để tạo không gian khi sàn gỗ co, giãn bởi sự thay đổi của thời tiết. Sau khi lát được khoảng 3m, dùng dây van cố định lại khoảng 2h rồi tháo ra lát tiếp.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Với trường hợp lát sàn gỗ tự nhiên có khung xương gỗ (Quy cách khung xương gỗ tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng): Khoan bê tông theo các vị trí đã định, đóng vít và bắt vào khung gỗ. Cuối cùng là lắp đặt sàn vào khung gỗ giống như trên nền bê tông.

Trường hợp cuối cùng: Lát trên ván gỗ. Thực ra quá trình này cũng không khác gì so với lát trên nền bê tông. Ván gỗ có độ dầy khoảng 1.2cm để đảm bảo độ chắc chắn, có thể ngăn hơi ẩm thấm từ nền, giúp sàn gỗ tự nhiên bền hơn.

Cách lát sàn gỗ công nghiệp

Kỹ thuật lắp ghép hàng đầu tiên là rất quan trọng. Hàng đầu tiên cần phải được lắp ghép thẳng, các các chỗ nối phải kín khít. Phần thừa của tấm cuối cùng hàng đầu tiên được đưa vào tấm đầu tiên của hàng thứ hai. Phần thừa tấm cuối cùng hàng thứ hai lại được chuyển sang tấm đầu của hàng thứ ba…Cứ như vậy cho đến hàng cuối cùng.

Lưu ý khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm. Đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng. Đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng. Dùng các tấm nẹp chân tường để cố định vị trí của chúng.

Cách lát sàn gỗ xương cá

Đây một trong những mẫu phổ biến và đẹp nhất cho sàn gỗ. Nhiều người thích mô hình xương cá vì vẻ ngoài độc đáo và có một không hai mà nó mang lại cho bất kỳ không gian nào. Tuy nhiên, loại sàn gỗ này cũng khó lắp đặt nhất, do kết cấu zích zắc phức tạp. Giá của sàn gỗ xương cá thường cao hơn so với các sản phẩm cùng loại. Chính vì phải tính thêm chi phí cho nhân công lắp đặt này.

Đầu tiên, bạn nên tìm mua đúng loại sàn gỗ xương cá, bởi chúng đã được thiết kế tiện lợi cho việc lắp đặt. Các loại khác thực ra cũng có thể lát theo mô hình xương cá, nhưng sẽ rất mất thời gian và lãng phí mẫu gỗ.

Bạn có thể thực hiện lát sàn gỗ xương cá theo quy trình sau:

Bước 1: Chia đôi căn phòng , sắp xếp các thanh gỗ theo chiều nghiêng 45 độ để tạo hình xương cá

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
quy trình lát sàn gỗ một cách dễ dàng nhất

Bước 2: Lát lần lượt đến mép tường, chúng ta phải tính phần thiếu và góc cắt. Dùng thước đo độ để tính góc cát, về phần thiếu chúng ta tính như sau: X (chiều rộng của tấm gỗ + khoảng cách tới mép tường – 10cmm), sau đó cắt tấm gỗ mới rồi ghép lại.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Bước 3: Sau khi đã ghép được khoảng 5, 6 hàng, chúng ta kẻ một đường ngang như hình bên dưới, rồi cắt các tấm gỗ theo đường kẻ đó.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
quy trình lát sàn gỗ một cách dễ dàng nhất

Bước 4: Đẩy phần bằng phẳng (sau khi cắt) vào chân tường, rồi cứ thế lát cho đến hết căn phòng.

Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý
Quy trình lát sàn gỗ và một số điểm cần lưu ý

Cách lát sàn gỗ ngoài trời

Sàn gỗ ngoài trời thường được cấu tạo bởi 2 phần: Bên trên là mặt gỗ tự nhiên, phần dưới là nhựa tổng hợp siêu bền. Hai phần được gắn kết với nhau bởi các đinh vít chống rỉ. Phần nhựa của các tấm gỗ này có móc khóa để liên kết với nhau, rất dễ dàng ghép lại.

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên xếp thử các tấm gỗ cho khít, rồi mới tiến hành tính toán cắt những tấm thừa. Lát từ góc sân (hoặc ban công) cho đến gần hết, những phần thừa chúng ta để sau cùng mới cắt.

Tuổi thọ của sàn gỗ ngoài trời thường khá ngắn (do phải tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa trong thời gian dài). Mặt tự nhiên khoảng 4, 5 năm, mặt nhựa khoảng 10 năm.

Một số lưu ý khi lát sàn

Kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn: Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc. Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc). Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa sàn gỗ và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T).

Lắp đặt phào chân tường

Phào chân tường có tác dụng kết nối sàn với tường, tăng tính thẩm mỹ. Che giấu các vết hở hoặc còn có thể dùng để đi dây điện, dây mạng nếu cần thiết.. Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. Ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn. Chúng có tác dụng cố định mép của ván sàn gỗ, ép sàn xuống sát mặt nền. Đồng thời che hết khe hở giữa mép sàn gỗ và chân tường. Phào được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào.

Cách lát sàn gỗ quanh các vật cản

Khi lát sàn gỗ ở chỗ có độ dài lớn hơn chiều dọc của 12 tấm. Bạn phải dành thêm độ rộng của khe co giãn. Điểm này được áp dụng cho các vị trí như cửa ra vào, cửa thông phòng, chân tường,… Và cũng nên cắt phần lưỡi tấm gỗ sát chân tường để tăng thêm độ rộng khe co dãn.

Nếu gặp phải những nơi như ống dẫn nước nóng hoặc khu vực thông phòng. Cần phải cắt tấm gỗ chính xác theo độ dài trước. Sau đó ướm tấm tiếp theo vào chỗ cần lát, dùng thước đo chỗ lõm và đánh dấu vào tấm gỗ. Dùng máy khoan lỗ để tạo lỗ tương ứng với phần đã được đánh dấu. Chú ý không quên khe co dãn 10 mm ở các mặt. Dùng cưa tay cắt ngang lỗ ở góc nghiêng 45 độ. Sau đó dùng keo để dán lại khi lắp đặt.

Để cắt chân khung cửa, đầu tiên cần phải lật ngược tấm sàn xuống và đặt theo đường cắt. Sau đó dùng cưa tay cắt chân cửa theo đường tấm sàn đó.

Kết thúc công trình

Sau khi đã lát xong sàn gỗ, phào và nẹp… Thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn gỗ. Bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa.

Cần vệ sinh lại sàn gỗ ngay sau khi lát xong. Dọn dẹp những vật dụng thừa như mảnh gỗ, bìa, nilon…Quét sạch bụi bẩn rồi lau lại với giẻ khô rồi mới thấm nước để lau lại. Trong 12 tiếng không nên kê đồ nội thất bới chúng sẽ làm ảnh hưởng đến việc gắn kết các tấm gỗ.

 

Thời gian và quy trình thi công trên áp dụng cho các công trình thông thường. Trong một số trường hợp đặc biệt do địa điểm thi công, không gian thi công hoặc yêu cầu khác của chủ nhà. Quy trình thi công có thể thay đổi cho phù hợp.

Thông tin về chúng tôi qua facebook

Thông tin về các loại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên trang web

Thông tin về hoạt động của chúng tôi: https://shorturl.at/aYZ17